Nam Cực xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất 2020: Điều giới khoa học lo lắng nhất là gì?


Nhà khoa học khí quyển Vincent-Henri Peuch từ Trung tâm Dự báo Thời tiết Phạm vi Trung bình của Cchâu Âu cho biết: “Có nhiều sự khác biệt về mức độ phát triển của các sự kiện lỗ thủng tầng ôzôn mỗi năm. Lỗ thủng ôzôn năm 2020 giống với lỗ thủng năm 2018 (rộng 22,9 km vuông). Cũng như biến động từ năm này sang năm khác, lỗ thủng tầng ôzôn phía trên Nam Cực cũng thu nhỏ và lớn lên hàng năm, với nồng độ ôzôn bên trong lỗ thủng suy giảm khi nhiệt độ ở tầng bình lưu trở nên lạnh hơn.
Khi điều này xảy ra – cụ thể là khi các đám mây ở tầng bình lưu ở cực Nam hình thành ở nhiệt độ dưới –78 ° C – phản ứng hóa học phá hủy các phân tử ôzôn khi có bức xạ Mặt trời.
Peuch cho biết: “Với việc ánh sáng Mặt trời quay trở lại Nam Cực trong những tuần trước, chúng tôi thấy sự suy giảm tầng ôzôn tiếp tục diễn ra trong khu vực.
Một đánh giá năm 2018 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy nồng độ ôzôn trên Nam Cực sẽ trở lại mức tương đối bình thường (như trước những năm 1980) vào khoảng năm 2060. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta phải tuân thủ nghiêm Nghị định thư Montreal.
Mặc dù lỗ thủng đỉnh cực đại của tầng ôzôn năm 2020 không phải là lớn nhất được ghi nhận – đã được nhìn thấy vào năm 2000, với một lỗ thủng rộng 29,9 triệu km vuông – nhưng lỗ thủng năm 2020 này vẫn rất đáng kể, đồng thời là một trong những lỗ thủng lớn nhất trong những năm gần đây.
Nguyên nhân là gì?
Xét về một trong những nguyên nhân gây ra lỗ thủng ôzôn kỷ lục năm 2020 này, các nhà nghiên cứu cho biết sự kiện năm 2020 được thúc đẩy bởi một xoáy cực mạnh: Một hiện tượng gió khiến nhiệt độ tầng bình lưu trên Nam Cực lạnh đi.
Ngược lại, nhiệt độ ấm hơn vào năm 2019 là nguyên nhân dẫn đến kích thước lỗ thủng tầng ôzôn thấp kỷ lục vào năm 2019, như các nhà khoa học giải thích.

Thêm vào đó là sự xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn bất thường ở Bắc Cực xuất hiện hồi tháng 4/2020. Đây là lúc chúng ta cần nghiêm túc thực hiện việc giảm thải hóa chất độc hại vào khí quyển.

Không thể phủ định vai trò sống còn của tầng ôzôn đối với Trái Đất và sinh vật sống. Tầng ôzôn thường tạo thành một “tấm chăn dày” bảo vệ trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng 10 đến 50 km, nơi nó che chắn sự sống khỏi sự hủy diệt của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
Bức xạ cực tím trong ánh sáng Mặt Trời có tác hại lớn đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây các bệnh về da và mắt ở người, gây ung thư… Khi xuyên qua ôzôn, chúng có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.
Do đó, nếu không bảo vệ ôzôn theo cách riêng của con người (ngừng phát thải các khí hóa học làm phá hủy ôzôn) thì đà phục hồi của tầng ôzôn ở Nam Cực nói riêng sẽ rất khó khăn, từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.