Tại sao khi say rượu dễ nói lời thật lòng?

Trường hợp dễ gặp nhất là bình thường rất ít ca hát, nhưng khi có hơi men trong người thì hát một cách nhiệt tình và quẩy tưng bừng.
Hành động và lời nói của người bình thường và người say rượu

Hành vi của con người thường được điều khiển bởi yếu tốt lí trí và tình cảm. Khi bình thường không say rượu thì lí trí của con người hoạt động mạnh hơn, suy nghĩ kỹ hơn về hành động và lời nói của mình, nghĩ về hậu quả sau khi mình nói ra, vì vậy làm cho họ có cảm giác sợ hãi nên nhiều chuyện sẽ không dám nói ra, dù chuyện tình yêu hay trong cuộc sống gia đình, bạn bè cũng vậy.
Lượng cồn trong máu đạt từ 0,03% – 0,12% thường làm cho người uống có một số biểu hiện bất thường, trong đó có biểu hiện nói thật. Vì lúc này rơi vào trạng thái say, khả năng suy nghĩ và nhận xét vấn đề giảm đi nên sẽ nghĩ gì nói đó không còn suy nghĩ nhiều nữa.
Theo riêng mình thấy điều này là đúng với mình, mình là người ít khi nhậu nhưng khi nhậu say cùng những người bạn thân mình sẽ nói ra những chuyện trước đây từng có suy nghĩ sẽ tâm sự với bạn nhưng bình thường không dám nói. Khi có hơi men trong người thì rất tự tin và dũng cảm để nói ra nhất là trong chuyện tình cảm.
Làm sao biết người say nói thật hay không?

Nếu là bạn thân chơi với nhau lâu ngày hoặc là những người thân trong gia đình sẽ hiểu được, dựa vào những biểu hiện, tính cách và hành động thường ngày so với lúc say sẽ biết được lời người đó nói ra có thật không.
Tuy nhiên trường hợp người say thường nói lời thật lòng không phải đúng với tất cả mọi người, vì cũng có người khi nhậu say hay khi tỉnh táo thì họ vẫn như nhau không có gì thay đổi.
Rủ nhau hát karaoke “giải” rượu bia: Chuyên gia cảnh báo 3 tác hại cho sức khoẻ
Ảnh hưởng tới tiêu hóa
Hát karaoke là một trong những cách tốt để giúp cho mọi người giảm stress, luyện giọng, giải trí… Tuy nhiên, không phải tất cả các thời điểm hát karaoke đều tốt cho sức khỏe. Việc hát karaoke không đúng thời điểm nhất là sau ăn no có uống rượu.
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết thói quen hát karaoke ngay sau bữa ăn sẽ không tốt cho hệ thống tiêu hóa, tiêu hóa kém. Do sau ăn, thức ăn sẽ mất một khoảng thời gian để tiêu hóa, khi hát karaoke khiến cho dạ dày bị phân tán, áp lực dạ dày tăng, dẫn đến tiêu hóa không tốt.
Người uống rượu bia khiến cổ họng đang bị kích thích, hát karaoke sẽ khiến máu dồn về thanh quản và cổ họng, gây xung huyết hoặc viêm họng. Điều này lý giải vì sao mà rất nhiều người bị mất tiếng sau những bữa tiệc liên hoan, hát hò.
Nguy cơ viêm loét miệng
Khi đi hát việc dùng chung một chiếcmicro có nguy cơ bị nhiễm một số vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Theo một số nghiên cứu trước đây của viện Pasteur TP HCM đã cho thấy những chiếc micro tại phòng hát bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus.
Khuẩn Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Khi gặp da bị xước khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng.

“Một số nghiên cứu còn chỉ ra tại phòng karaoke, trong không khí có rất nhiều vi khuẩn hiếm khí như Bacillus, Coccus, Sprillum… Các loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như uốn ván, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng và viêm nhiễm đường hô hấp”, TS.BS Sơn nói.
Khan giọng, viêm họng
Khi bạn hát karaoke, ngoài việc dùng âm lượng để thể hiện các bài hát thì việc cổ vũ người khác với âm lượng lớn có thể gây khô thanh môn gây ra khan giọng mất tiếng, ho và có thể viêm giọng. Để hạn chế tình trạng này nên uống nhiều nước hoặc nuốt nước bột nhiều lần để thanh môn không bị khô.
Để tốt cho sức khỏe khi hát karaoke chuyên gia lưu ý
Không sử dụng rượu bia, chất kích thích đi hát karaoke
Lựa chọn các cơ sở hát karaoke uy tín, được trang bị đầy đủ máy móc, đặc biệt là các thiết bị chống cháy nổ, tốt nhất là trong phòng thoáng khí, thông gió, có lối thoát hiểm,vệ sinh sạch sẽ
Không hát karaoke sau khi ăn no, uống say
Không gào thét, hát quá to vì sẽ gây ảnh hưởng đến thanh quản và gây ô nhiễm tiếng ồn.